Xe ô tô bị giật là hiện tượng không mấy xa lạ đối với những ai đã sử dụng xe một thời gian dài. Tình trạng này càng diễn ra đặc biệt nguy hiểm khi chạy xe ở tốc độ cao, chiếc xe lúc này bắt đầu giật cục hoặc lao về phía trước mà không hề có cảnh báo nào.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, mỗi nguyên nhân đều sẽ có cách xử lý khác nhau. Vậy trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến xe ô tô bị rung giật và cách khắc phục. Qua đó giúp bạn đọc có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình!
Những trường hợp xe ô tô dễ bị rung giật khi vận hành
Trên thực tế, có 4 trường hợp xe ô tô dễ xảy ra hiện tượng rung giật nhất, đó là:
1. Xe ô tô bị giật khi đạp ga tăng tốc
Khi ô tô xảy ra hiện tượng rung giật khi đạp ga, đồng nghĩa rằng động cơ đang gặp phải vấn đề. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do hệ thống cung cấp khí hoặc đánh lửa đang hoạt động kém hiệu quả. Từ đó khiến quá trình đốt cháy bị ảnh hưởng. (1)
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
– Bugi mòn.
– Vòi phun nhiên liệu bị tắc hoặc bẩn.
– Lọc gió bị bẩn.
– Cảm biến lưu lượng không khí bị trục trặc.
– Van tuần hoàn khí thải bị kẹt.
– Cảm biến nhiệt độ nước làm mát lỗi.
2. Xe ô tô bị rung giật khi đi ở số thấp
Nguyên nhân là do khi di chuyển xe ở số thấp, momen xoắn lớn, khi nhả ga sẽ khiến momen bị giảm đột ngột, tốc độ động cơ giảm nhanh hơn so với tốc độ của xe nên xảy ra hiện tượng rung giật.
Thông thường, khi xe bị giật khi di chuyển ở số thấp là do sự mất cân bằng giữa không khí và nhiên liệu đi đến động cơ. Có nhiều bộ phận và thành phần khác nhau có thể tạo nên sự mất cân bằng này. Ngoài ra, hệ thống phanh hoặc lốp xe gặp vấn đề cung có thể khiến xe bị giật khi di chuyển ở số thấp.
3. Xe bị giật khi giảm ga
Xe ô tô bị giật khi giảm ga hay phanh là hiện tượng vô cùng khó chịu khi điều khiển xe. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hộp số tự động ô tô. Để tìm ra chính xác nguyên nhân đến từ đâu, bạn nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa ô tô để được kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng.
4. Xe bị giật khi vào số
Một chiếc xe bị giật khi chuyển số có thể là do chất lỏng truyền động (dầu nhớt, nước làm mát, dầu hộp số, dầu trợ lực lái…) đang bị thiếu hụt hoặc biến chất. Đặc biệt, việc thiếu hụt dầu ly hợp có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như ly hợp bị mòn và đồng bộ bánh răng bị lỗi.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy mở nắp capo ra và kiểm tra tất cả các dung dịch xem có sự thiếu hụt nào hay không. Sau đó bổ sung thêm hoặc thay mới nếu cần.
Cách khắc phục hiện tượng xe ô tô bị giật
Tuy vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô tô bị rung giật, mà sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau.
Trong trường hợp xe bị giật khi đạp ga, bạn cần mang xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra.
Nếu như xe của bạn được trang bị cảm biến lưu lượng gió đang hoạt động kém hiệu quả hay đã hư hỏng, KTV sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách tìm cảm biến bên trong khoang động cơ.
Để kiểm tra sự rò rỉ chân không, KTV sẽ tiến hành kiểm tra ống hút chân không và miếng đệm của xe. Nếu như tìm thấy nguyên nhân dẫn đến sự rò rỉ, KTV sẽ tiến hành sửa chữa hoặc thay thế chúng. Sau đó khởi động động cơ để kiểm tra xem hư hỏng đã được khắc phục hay chưa.
Để kiểm tra bơm xăng, KTV có thể cần phải tháo bình xăng, nhiều dòng xe hơi hiện nay bơm được lắp đặt ngay bên trong bình xăng. Sau khi tháo rời bình xăng, KTV sẽ kiểm tra bơm xăng để xem rằng đây có phải là nguyên nhân khiến xe ô tô bị rung giật hay không…
Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xe ô tô bị rung giật khi vận hành, để có thể tìm ra nguyên nhân và cách xử lý cần phải được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn, đồng thời có sự trợ giúp đến từ các trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và kiểm tra lỗi.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa ô tô để được kiểm tra và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Bí kíp vào số xe số sàn không bị giật
Để loại bỏ hiện tượng xe ô tô bị giật khi điều khiển xe số sàn, bạn hãy bỏ túi ngay 3 bí kíp sau:
1. Cách loại bỏ hiện tượng rung giật khi khởi động đối với xe số sàn
Nếu không muốn xe bị rung giật khi khởi động đối với xe số sàn, bạn hãy thực hiện theo đúng cách bước sau:
– Bước 1: Trước khi khởi động xe, bạn hãy hạ phanh tay và đạp hết chân côn.
– Bước 2: Nhanh chóng đạp phanh nếu như cảm nhận được sự chuyển động đang diễn ra.
– Bước 3: Bắt đầu khởi động xe, hãy để chân trái đạp hết côn, đồng thời sử dụng tay để đẩy cần số lên vị trí số 1.
– Bước 4: Nhả côn từ từ, nếu như nhả nhanh có thể sẽ khiến ô tô chết máy. Đồng thời hãy chuyển chân phải sang chân ga, nhả côn cho đến khi nhận thấy xe lăn bánh từ từ. Nếu quên chưa nhả phanh tay, hãy nhanh chóng thực hiện ngay tại thời điểm này.
– Bước 5: Nhẹ nhàng nhấn chân ga, để vòng tua máy vượt qua chế độ chạy không tải. Sau đó hãy nhả chân côn và nhẹ nhàng đạp thêm ga ở mức vừa phải.
– Bước 6: Vẫn đạp chân ga và bỏ hoàn toàn chân côn để di chuyển.
2. Cách đi xe số sàn không giật khi lên số cao
Khi chuyển số cao, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định thời điểm lên số
Thông thường, thời điểm lên số khi mà vòng tua máy lớn sẽ khiến cho người lái cảm thấy máy hơi bị gằn, tiếng pô to hơn bình thường. Nếu như khi đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, thì thời điểm chuyển số cần phải diễn ra muộn hơn để tận dụng lực kéo lớn hơn ở số thấp.
Bước 2: Giải phóng chân ga
Sau khi đã xác định được thời điểm lên số, bạn hãy giải phóng chân ga và đạp hết chân côn. Chú ý rằng cần phải đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn, nhằm tránh ảnh hưởng đến hộp số khi chuyển số
Bước 3: Chuyển số cao hơn
Khi đã chuyển cần số lên cao rồi mới bỏ chân côn và đạp thêm ga. Lúc mới khởi động xe, bạn cần thực hiện nhả côn và đạp ga cùng lúc để cho xe không bị giật. Nhưng khi xe đã lăn bánh thì bạn hãy nhả chân côn khi chuyển số cao để loại bỏ hiện tượng xe ô tô bị giật.
3. Cách đi xe số sàn không bị rung giật khi về số thấp
Bước 1: Xác định thời điểm muốn về số
Cũng giống như lúc chuyển số cao, hãy căn cứ vào vận tốc của xe để tiến hành chuyển số. Thông thường, khi tốc độ động cơ xuống dưới ngưỡng thích hợp với cấp số hiện tại, thì xe sẽ xuất hiện tình trạng giật cục và đạp ga không có tác dụng. Lúc này, bạn hãy đạp lút chân côn, tay phải đưa cần số về vị trí thấp hơn.
Bước 2: Nới chân côn từ từ và đặt chân phải lên chân ga
Sau khi đã hoàn thành quá trình về số thấp, bạn có thể cảm giác được như rằng xe có thể chết máy đột ngột. Lúc này, bạn hãy nhích chân ga để động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe.
Bước 3: Nhả tiếp chân côn và sử dụng chân ga để cho xe chạy bình thường.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục xe ô tô bị giật. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tinh hữu ích dành cho bản thân. Nếu như bạn vẫn đang còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sửa chữa ô tô nào còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với ARC Workshop để chúng tôi tư vấn và giải đáp giúp bạn.
Hướng dẫn mua xe Audi cũ tốt nhất, cách kiểm tra xe
Mua xe Audi cũ là giải pháp mà rất nhiều người lựa chọn để tiếp [...]
Nguyên nhân động cơ xe ô tô yếu, rung cần số và cách khắc phục
Sau một thời gian dài sử dụng, động cơ xe ô tô yếu dần đi, [...]
Nguyên nhân đèn check engine sáng? Địa chỉ khắc phục uy tín
Khi đèn check engine sáng, có nghĩa rằng động cơ xe ô tô hay một [...]
Xe ô tô bị giật: Nguyên nhân và cách khắc phục
Xe ô tô bị giật là hiện tượng không mấy xa lạ đối với những [...]
10 Nguyên tắc sử dụng ô tô đúng cách dành cho lái mới
Sử dụng ô tô đúng cách sẽ giúp bạn giữ chiếc xe luôn trong trạng [...]
Gara sửa chữa phuộc xe ô tô uy tín tại Đồng Tháp
Để có thể sửa chữa phuộc xe ô tô (giảm xóc) triệt để toàn bộ [...]
Gara sửa chữa xe ô tô ngập nước tại Đồng Tháp: Chuyên sâu, giá tốt
Khi xe ô tô bị thủy kích, điều đầu tiên mà bạn nên làm gọi [...]
Sửa chữa thước lái ô tô bị rơ
Thước lái ô tô bị rơ lỏng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều [...]
Gara sửa chữa xe Nissan tại Đồng Tháp
Để tìm được một gara sửa chữa xe Nissan là không quá khó. Tuy nhiên, [...]